Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Thử thách của lòng can đảm không phải là dám chết, mà là dám sống và thực hiện những ước mơ của mình. Sống vì ước mơ của mình không phải là chuyện đơn giản hay là “thiên đường” như đa số mọi người vẫn nghĩ.
Sống là cho đi, nhưng những thứ chúng ta có thể cho đi luôn giới hạn trong những gì chúng ta có. Cho đi nhiều nhất không phải là cho vô tội vạ mà là cho những ai có thể tiếp tục cho đi. Đó là sống thực tế nhưng không thực dụng.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm xin việc mới tốt nghiệp
Khi chúng ta còn bé, ai cũng từng mơ ước, và không những thế, mơ ước thật nhiều. Rồi khi ta lớn lên, ta bắt đầu để cho những va chạm với cuộc đời khiến cho ta phải “thực tế” hơn. Để rồi sau một thời gian sống mãi với cái “thực tế” ấy, ta dần đánh mất đi những ước mơ của mình. Đến một lúc nào đó giật mình nhìn lại xung quanh, nhìn thấy cái thực tế là những người bạn vốn từng bị ta cho rằng “mơ mộng” hay “thiếu thực tế”, đang được sống vì ước mơ của họ, ta bất chợt chạnh lòng. Những lúc ấy ta tự hỏi, ai đã đánh cắp những mơ ước của mình, và rồi bàng hoàng nhận ra rằng, chính bản thân ta đã tước đoạt đi mất những ước mơ của chính mình.5 bí quyết phỏng vấn bỏ túi cho người mới tốt nghiệp. Nếu bạn thấy hay hãy like và share nhé.
Sống và Khát Vọng
Khi chúng ta còn bé, ai cũng từng mơ ước, và không những thế, mơ ước thật nhiều. Rồi khi ta lớn lên, ta bắt đầu để cho những va chạm với cuộc đời khiến cho ta phải “thực tế” hơn. Để rồi sau một thời gian sống mãi với cái “thực tế” ấy, ta dần đánh mất đi những ước mơ của mình. Đến một lúc nào đó giật mình nhìn lại xung quanh, nhìn thấy cái thực tế là những người bạn vốn từng bị ta cho rằng “mơ mộng” hay “thiếu thực tế”, đang được sống vì ước mơ của họ, ta bất chợt chạnh lòng. Những lúc ấy ta tự hỏi, ai đã đánh cắp những mơ ước của mình, và rồi bàng hoàng nhận ra rằng, chính bản thân ta đã tước đoạt đi mất những ước mơ của chính mình.

Sống và Khát Vọng

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Con đường phía trước còn dài không phải lý do để đi chậm lại. Còn nhiều việc để làm không phải lý do để thấy nản lòng. Đó là lý do để bắt đầu, để trưởng thành, để tìm những con đường mới, để đi vào bên trong và khám phá sức mạnh, sự tận tụy, lòng quyết tâm và tính kỷ luật. Con đường phía trước còn dài và gian khó, và tràn đầy cơ hội ở từng ngã rẽ. Hãy bắt đầu điều cần bắt đầu. Hãy kết thúc điều cần kết thúc. Bước lên đường. Vững bước trên đường. Ngay lúc này bạn ở đoạn đầu của cuộc hành trình. Thật là một nơi tuyệt diệu! Cứ tưởng tượng tất cả những điều bạn sẽ học, tất cả những người bạn sẽ gặp, tất cả những trải nghiệm bạn sẽ có. Hãy thấy biết ơn rằng con đường dài và đầy thử thách, bởi đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp nhất mà cuộc đời có thể cho bạn.

Phía trước con đường

(Sưu tầm từ Internet)
Bài học từ loài kiến bé nhỏ

Thứ nhất: Kiến không bỏ cuộc. Đó là một triết lý đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Nếu một con kiến đang đi về một hướng nào đó, và chúng ta tìm cách chặn đường chúng, Kiến sẽ tức thì tìm cho mình một con đường khác. Chúng trèo qua chướng ngại, chui xuống dưới hoặc chui vòng sang bên hông. Chúng không ngừng tìm kiếm một giải pháp khác để vượt qua chướng ngại vật phía trước. Quả là một triết lý gọn gàng và đơn giản: không ngừng tìm kiếm hết cách này đến cách khác để tiến đến mục tiêu mà chúng ta nhắm tới.

Thứ hai, Kiến luôn chuẩn bị cho mùa đông trong suốt mùa hè. Đó là một góc nhìn nhận quan trọng. Bạn không thể quá ngây ngô tin rằng nắng ấm sẽ kéo dài mãi mãi. Vì vậy Kiến làm việc chăm chỉ để tích lũy thức ăn cho mùa đông trong mùa hè. Một lời khuyên từ xa xưa đã dạy: “Đừng xây nhà trên cát vào mùa hè!” Tại sao chúng ta lại cần lời khuyên này? Đơn giản là vì chúng ta cần tiên liệu trước. Trong mùa hè nắng ấm, bạn phải tiên liệu được giá lạnh và mưa bão mùa đông!

Thứ ba, Kiến luôn tin vào mùa hè trong suốt mùa đông! Điều này rất quan trọng. Trong suốt mùa đông giá rét, Kiến tự nhắc mình: “Mọi thứ sẽ sớm qua thôi, và chúng ta sẽ không phải cầm cự quá lâu!”. Và ngày nắng ấm đầu tiên, những con Kiến lại lên đường. Nếu trời lạnh trở lại, chúng sẽ lại chui vào hang, nhưng chúng sẽ quay trở lại ngay khi trời trở ấm! Chúng không thể đợi để lại được làm việc!

Cuối cùng, Kiến sẽ tích lũy bao nhiêu lương thực trong mùa hè để chuẩn bị cho mùa đông? Câu trả lời là “nhiều hết ga có thể”. Đây là một triết lý tuyệt vời, “nhiều hết ga có thể”! Hãy học hỏi loài Kiến trong lần tiếp theo nếu bạn tự hỏi mình: Tôi nên đọc bao nhiêu cuốn sách? Tôi nên chạy bao xa? Tôi nên làm việc đến mức nào? Tôi nên yêu thương đến mức nào? Câu trả lời luôn là: “Nhiều hết ga có thể!”

Ngày hôm nay, dù các bạn đang ở trong mùa đông hay mùa hè, đang chiến đấu hay đang dưỡng sức, hãy nhớ về những chú Kiến và thừa hưởng sự khôn ngoan của chúng nhé! Những triết lý rất giản dị đúng không? Thành công cũng giản dị như vậy thôi: Không bỏ cuộc, Tiên liệu trước, Luôn lạc quan và Nhiều hết ga có thể!

Bài học từ loài kiến bé nhỏ

(Nguồn: Hoa Thủy Tinh)

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


Vay vốn sinh viên
Vay vốn sinh viên
Ngày 15.10.2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định điều chỉnh mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HS-SV). Theo đó, mức vay tối đa là 900.000 đồng/tháng/HS-SV, tăng 40.000 đồng/tháng so với trước đây. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với HS-SV trên phạm vi toàn quốc.

Được biết, tính đến hết tháng 9.2010, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã giải ngân hơn 24.000 tỷ đồng, giúp gần 2 triệu HSSV của khoảng 1,7 triệu gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ HS-SV được vay vốn chiếm khoảng 28-30% tổng số HS-SV trên toàn quốc.

Trong năm học 2010 - 2011, ngoài 3 đối tượng được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi HS-SV như trước đây, chương trình tín dụng sẽ mở rộng thêm 2 đối tượng cho vay là bộ đội phục viên và thanh niên nông thôn học nghề.  Bên cạnh đó, với HS-SV hộ cận nghèo, mức cho vay sẽ thấp hơn so với đối tượng thuộc diện hộ nghèo và chỉ cho vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng đối với HS-SV có gia đình gặp khó khăn về tài chính đột xuất do thiên tai, bão lụt...

Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả ca lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Chi tiết tại về việc vay vốn học tập: http://www.vbsp.org.vn/Vanban/84.doc.